PHÚC ÂM: Mc 13, 24-32
"Người sẽ quy tụ những người được tuyển chọn từ khắp bốn phương trời".
Cứ gần hết chu kỳ phụng vụ, Hội Thánh lại hướng nhân loại và những Kitô hữu nhìn về tương lai, về ngày cùng tận của lịch sử Cứu rỗi, ngày Cánh chung, đồng thời cũng là ngay quang lâm của Chúa Kitô.
Cứ gần hết chu kỳ phụng vụ, Hội Thánh lại hướng nhân loại và những Kitô hữu nhìn về tương lai, về ngày cùng tận của lịch sử Cứu rỗi, ngày Cánh chung, đồng thời cũng là ngay quang lâm của Chúa Kitô.
Với đoạn Tin Mừng của Thánh Marcô, người Kitô hữu được làm quen với lối văn Khải Huyền, là lối văn quen thuộc của những người đương thời với Chúa Giêsu, hơn là người tín hữu đang sống trong thế giới ngày nay. Do đó, chúng ta không được phép hiểu Lời Chúa theo nghĩa đen, với nội dung diễn tả những thứ tưởng sẽ tồn tại vĩnh viễn thì cũng có ngày bị tan tành, không còn hiện diện nữa. Thay vào đó, ý tưởng của đoạn Tin Mừng này gợi lên: Thế giới cũ, thế giới tội lỗi sẽ bị tiêu diệt; một thế giới mới sẽ xuất hiện nhưng không ai biết lúc nào, bao giờ những sự việc ấy sẽ xẩy ra cho nhân loại.
Hình ảnh cây vả đâm chồi nẩy lộc tiên báo sức sống mới. Cây vả lá rụng hết trước mùa hè và lá non đâm chồi nẩy lộc xanh tươi báo trước mùa hè tới. Ngày cùng tận sẽ không chỉ là ngày tai họa được giáng xuống nhưng ngày đó còn là ngày hy vọng… Cũng như cây vả đâm chồi, nẩy lộc xanh tốt tiên báo mùa hè tới… thì những tai ương như bão táp, động đất, đói kém, chiến tranh cũng loan báo: ”Con Người đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi” (Mc 13, 29).
Sứ điệp mà các bài đọc của Chúa nhật 33 nhắm tới: “Mọi người Kitô hữu có quyền hy vọng khi họ tin vào sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, khi họ đọc Kinh Tin Kính và tuyên xưng: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau” hoặc lời tung hô sau truyền phép: “Tôi tuyên xưng Chúa đã chết đi, tôi tuyên xưng Người đã sống lại và tuyên xưng Chúa lại đến trong vinh quang”. Những lời tuyên xưng ấy giúp người Kitô hữu tin tưởng và hy vọng. Tin tưởng và hy vọng vì mình cũng được phục sinh với Chúa, được sống lại vì sự chết đối với người Kitô hữu chỉ thay đổi chứ không mất đi và hệ luận là người Kitô hữu luôn luôn hy vọng: “Không sợ đau khổ, không sợ chết” vì niềm hy vọng của họ có bảo đảm là sự sống mới của Đấng Phục Sinh. Do đó, người Kitô hữu luôn hiên ngang hướng tới ngày quang lâm vinh hiển của Chúa… Ngài sẽ đến đưa con người vào vinh quang vĩnh cửu của Ngài trong Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con luôn biết sẵn sàng đón chờ ngày quang lâm vinh hiển của Chúa. Amen.
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Sứ điệp mà các bài đọc của Chúa nhật 33 nhắm tới: “Mọi người Kitô hữu có quyền hy vọng khi họ tin vào sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, khi họ đọc Kinh Tin Kính và tuyên xưng: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau” hoặc lời tung hô sau truyền phép: “Tôi tuyên xưng Chúa đã chết đi, tôi tuyên xưng Người đã sống lại và tuyên xưng Chúa lại đến trong vinh quang”. Những lời tuyên xưng ấy giúp người Kitô hữu tin tưởng và hy vọng. Tin tưởng và hy vọng vì mình cũng được phục sinh với Chúa, được sống lại vì sự chết đối với người Kitô hữu chỉ thay đổi chứ không mất đi và hệ luận là người Kitô hữu luôn luôn hy vọng: “Không sợ đau khổ, không sợ chết” vì niềm hy vọng của họ có bảo đảm là sự sống mới của Đấng Phục Sinh. Do đó, người Kitô hữu luôn hiên ngang hướng tới ngày quang lâm vinh hiển của Chúa… Ngài sẽ đến đưa con người vào vinh quang vĩnh cửu của Ngài trong Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con luôn biết sẵn sàng đón chờ ngày quang lâm vinh hiển của Chúa. Amen.
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét