Ngày 06 tháng 12 năm 2015
PHÚC ÂM: Lc 3, 1-6
"Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Hãy dọn đường cho Chúa
Lm Phêrô Trần Đình, Đalạt
1.
Thế giới càng văn minh hiện đại bao nhiêu, người ta lại càng chú trọng đến
những con đường bấy nhiêu. Là bởi vì đường là phương tiện giúp người ta dễ đến
gần, dễ tiếp xúc với nhau hơn. Xa nhau hay gần nhau thường là do con đường mà
ra.
Giữa
con người với nhau đã thế, thì giữa Thiên Chúa và con người cũng vậy. Vì thế,
thật dễ hiểu khi Gioan Tiền Hô dùng hình ảnh “con đường” kêu gọi mọi người “ăn
năn sám hối để được tha tội”, ngõ hầu có thể “thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” :
“Hãy
dọn sẵn con đường cho Chúa,
sửa
lối cho phẳng để Người đi.
Mọi
thung lũng, phải lấp cho đầy,
mọi
núi đồi, phải bạt cho thấp,
khúc
quanh co, phải uốn cho ngay,
đường
lồi lõm, phải san cho bằng”.
2.
Bảo rằng đó là lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô thì cũng đúng, nhưng nói đó thật
ra là tiếng Chúa kêu mời ta thì càng hữu lý hơn, bởi vì Gioan thật ra chỉ là
“tiếng của người hô” trong sa mạc. “Tiếng” là tiếng của Chúa, còn “người hô” chính
là Gioan.
Gioan
là khí cụ Chúa dùng để hô to lên, để thức tỉnh con người, bởi vì biết đâu đó có
ai đó đang “mê ngủ” chăng ?. Tiếng Chúa thường được nói qua những con người.
Đây là bài học lớn mà nhân loại dễ quên. Vì thế rất nhiều khi ta đã vô tình
đánh mất những cơ hội Chúa đến viếng thăm và Người vẫn “đứng ngoài cửa” mà ta
không mở để đón vào. Mãi mãi Chúa vẫn sẽ là “kẻ xa lạ ấy” (cet inconnu). Và rồi
một Mùa Vọng nữa sẽ trôi vào dĩ vãng, chẳng để lại dấu tích nào. Năm tháng cũng
sẽ qua đi và ơn Chúa không có tác động mảy may nào trong ta. Có bao giờ chúng
ta ý thức như vậy không?.
3.
Vì vậy, điều cần thiết là để cho lời của Chúa chất vấn ta. Những con đường mà
Gioan nói đến không phải là những con đường chạy bên ngoài cho bằng là những
nẻo đường trong tâm hồn ta.
Những
con đường ấy nhiều khi như “thung lũng sâu”, tức những tư tưởng đen tối che lấp
ánh sáng của Chúa. Có khi là những “núi đồi”, nghĩa là những sự “kiêu căng lòng
trí”. Cũng có khi là những “khúc quanh co” bởi cách sống thiếu thẳng thắn trong
tư tưởng cũng như hành động. Và cuối cùng là những chỗ “gồ ghề”, những khúc mắc
giữa ta với Chúa và với tha nhân.
4.
Bao giờ, những con đường ấy được dọn dẹp, được khai thông, chúng ta mới hi vọng
“nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Ơn cứu độ là gì nếu không phải là “mến
yêu, vui mừng và bình an” như Thánh Phaolô đã nói ?.
Lm
Phêrô Trần Đình, Đalạt